CÁCH CHỌN QUÀ CƯỚI PHÙ HỢP TRONG VĂNHÓA NHẬT BẢN
The CHỌN QUÀ TẶNG PHÙ TRỌNG VỊ HOA NHẬT BẢN
Khi học tập và làm việc tại Nhật Bản, chắc chắn sẽ có các bạn được mời đến dự tiệc, nghi lễ của những người bạn, đồng nghiệp, người quen là người Nhật. Có thể là lễ thành nhân, đám cưới,… Để hiểu rõ hơn về quy tắc xử lý trong mặt phẳng, trong bài viết hôm nay VJconnects sẽ giới thiệu đến các bạn cách chọn quà phù hợp trong văn bản hóa Nhật Bản.
- Phong tục tặng quà của người Nhật
Cũng như nhiều nước phương Đông, Nhật Bản rất coi trọng các lễ lớn trong đời. Một số đó là lễ cưới. Mặc dù lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi so với ngày xưa, nhưng cũng có những hệ thống truyền thông được giữ đến ngày nay. Tiêu biểu là quà tặng. Quà tặng có thể là tiền mặt hoặc hiện vật và tùy chọn vào tiệc loại, thân mức độ mà các phần quà chọn cũng sẽ khác nhau.
Before all, hãy cùng tìm hiểu các loại tiệc cưới ở Nhât.
- 結婚 披露 宴(Hirouen) - tiệc chiêu đãi đám cưới : khách được mời là họ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những người cao tuổi, mức độ trang trọng.
Thiệp mời chỉ có cơ bản thông tin như lời mời, thời gian, địa điểm,…
Khi được mời sẽ tự chọn quà mừng, có thể là tiền mặt hoặc hiện vật.
- 二次 会(Nijikai) - tiệc thứ 2 : Khách mời thường là bạn và đồng nghiệp trẻ, với mục tiêu vui là chính.
Trong thiệp mời, bên ngoài những cơ bản tin học còn ghi số tiền hội phí. If the guest family will must be close the number of money of that and the double pair will use the money that for the tổ chức tiệc.
- 会費制結婚式 (Kaihisei kekkonshiki) – tiệc cưới thu hội phí: loại tiệc cưới này như sự kết hợp giữa Hirouen và Nijikai, hay còn gọi là 1,5次会 (1,5 jikai) kiểu lễ này giúp giản tiện và giảm chi phí cho các cặp đôi. Khi tham dự đám cưới kiểu này, người tham gia sẽ đóng một khoản hội phí tham gia thay cho tiền mừng, số tiền này được ghi rõ trên giấy mời. Số tiền này không nhất thiết phải bỏ vào ご祝儀袋 (Goshuugi bukuro) – phong bì dành riêng để bỏ tiền mừng đám cưới, mà bỏ trong phong bì trắng cũng được.
Cách chọn quà cưới phù hợp khi tham gia Hirouen
a. Trường hợp tặng tiền:
Ngày xưa khi đến tiệc cưới, người ta thường mang rượu và đồ ăn nhẹ để đóng góp cho buổi tiệc, giúp giảm chi phí cho việc đám cưới. Việc tặng tiền vào lễ cưới đã được lưu truyền từ phong tục này.
Về thời điểm tặng tiền: Nếu tặng trước lễ cưới chính thức thì nên tặng trước khoảng 1 tuần và hãy lựa ngày may mắn đối với người nhận để tặng. Nếu không ở xa lắm thì nên đến thăm nhà và tặng trực tiếp, như vậy sẽ thể hiện được lòng thành.
Nếu tặng trong ngày tổ chức đám cưới thì hãy tặng sau khi chào hỏi và nói lời chúc mừng. Không nên đưa ngay khi gặp mặt.
Trường hợp ở xa không trao quà tận tay được thì hãy gửi đảm bảo qua đường bưu điện, đừng quên ghi thêm 「本来なら持参すべきなのですが…」để người nhận hiểu và thông cảm cho mình.
Trường hợp đến thăm và tặng sau lễ cưỡi hãy chắc chắn người nhận không đang trong kỳ nghỉ trăng mật và đang có ở nhà.
Những con số cần chú ý khi tặng tiền:
Trong quan niệm của người Nhật, những số như số 4,6,9 được xem là không tốt vì trong cách đọc các số này khiến họ liên tưởng đến sự mất mát, bất hạnh, những điều không vui. Và các số chẵn là những con số dễ chia làm đôi, ám chỉ sự chia ly trong hôn nhân. Do đó cần phải kiêng kỵ.
Ngược lại, những số 1,8,10 lại mang ý nghĩa tốt. Số 1 tượng trưng cho sự khởi đầu mới,, số 8 tượng trưng cho sự phát triển về sau, số 10 thể hiện sự đủ đầy. Vì thế trong các số từ 1 đến 10 thì các số 1,3,5,8,10 được cho là số đẹp. Cả số tiền và số tờ tiền bạn cho vào phong bì cũng tuân theo quy tắc này.
Có người cho rằng số 2 mang ý nghĩa hai bên cùng hòa hợp, thế nhưng từ quan niệm xưa, vẫn có nhiều người cho rằng số 2 không được tốt vì số 2 là số chẵn, mang điềm chia ly.
Tùy vào mức độ thân thiết, số tuổi mà số tiền mừng ít nhiều khác nhau, nhưng thường là 3man.
Số tiền mừng tham khảo:
Anh chị em, họ hàng khoảng 5~10man
Nếu là cấp trên khoảng 3~5man
Bạn bè, đồng nghiệp khoảng 1~3man
Trong trường hợp không tham dự lễ cưới, số tiền mừng có thể ở mức 5sen đến 1man.
Khi tặng tiền hãy dùng phong bì dành riêng để bỏ tiền mừng đám cưới – ご祝儀袋 (goshuugi bukuro).
b. Trường hợp tặng hiện vật:
Hiện nay có rất nhiều món quà có thể chọn làm quà cưới, thế nhưng điều quan trọng là chọn quà sao cho phù hợp với người mình muốn tặng. Nếu là người thân thiết với mình, hãy hỏi xem họ thích gì rồi mua, chắc chắn họ sẽ thấy vui vì đó là thứ mà họ cần. Nếu không tiện hỏi thì hãy xem đồ gì cần thiết cho cuộc sống của người mà mình muốn gửi tặng, từ đó lựa chọn cho thích hợp.
Thời điểm tặng quà:Theo phong tục thì phải đến nhà và tặng trực tiếp trong khoảng thời gian trước lễ cưới 1 tháng và chọn ngày tốt đối với người nhận để tặng quà.
Nếu không kịp tặng trước lễ cưới thì hãy tặng sau lễ, không nên mang quà đến lễ cưới vì như vậy sẽ gây phiền phức cho người nhận.
Nếu không đến tặng quà trực tiếp được có thể dùng dịch vụ chuyển phát của cửa hàng hoặc mua rồi gửi qua đường bưu điện.
Nếu tặng sau lễ phải xem người nhận có nhà hay không, vì họ có thể đang đi nghỉ tuần trăng mật.
Những món quà cần tránh:
Cơ bản là không nên tặng những món đồ mang ý nghĩa đổ vỡ, chia ly như các sản phẩm bằng thủy tinh, gốm sứ hay dao, kéo. Nhưng nếu đó là món đồ mà người nhận muốn có thì tặng cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên khi tặng theo set cũng nên tránh số lượng 4 cái, 9 cái. Vì như đã nói ở trên, người Nhật quan niệm rằng số này không tốt.
- Trường hợp không thể tham dự, không được mời tham dự
Trường hợp không thể tham dự lễ cưới
Khi nhận được giấy mời, nếu vì lí do nào đó mà không thể tham dự lễ cưới, hãy thông báo lí do cho cô dâu/ chú rể qua điện thoại hoặc trả lời trong giấy mời và gửi lại. Sau đó, khi tặng tiền mừng đừng quên xin lỗi thêm một lần nữa vì đã vắng mặt. Nếu không gặp được thì có thể chuyển tiền mừng qua đường bưu điện.
Tiền mừng khi vắng mặt tại đám cưới thường được tính bằng cách lấy số tiền mừng trừ một khoản tiền tương đương tiền ăn tiệc. Có thể giao động từ 5sen đến 1man.
Trường hợp không được mời nhưng vẫn muốn nhắn gửi lời chúc và lòng thành
Vì số lượng khách mời bị giới hạn, hoặc vì lí do ở xa nhiều cặp đôi sẽ không thể mời một số người bạn, người quen. Nhưng với tư cách là bạn của cô dâu chú rể, nhiều người chắc hẳn sẽ muốn gửi lời chúc hay quà mừng cho bạn mình. Lúc ấy hãy sử dụng dịch vụ điện mừng.
Có rất nhiều loại điện báo để bạn lựa chọn như: gửi thiệp chúc mừng, gửi thiệp chúc mừng kèm các món quà nhỏ như hoa ép, đồ da, gấu bông,….
Bạn có thể đăng ký dịch vụ điện mừng qua các website tặng quà.
- Quà đáp lễ của cô dâu, chú rễ
Thông thường cô dâu chú rể sẽ chuẩn bị món quà đáp lễ để tặng lại khách tham dự sau khi kết thúc tiệc cưới. Bên trên món quà có ghi chữ 「寿」(kotobuki) – mang nghĩa chúc mừng
Với những người không tham dự tiệc hay họ hàng, thì sau lễ cưới khoảng 1 tháng sau khi ổn định, cô dâu chú rể sẽ gửi tặng món quà đáp lễ bên trên có ghi 「寿」hoặc 「結婚 内 祝」(kekkon uchiiwai ) - quà đáp lễ, hoặc 「内 祝」(uchiiwai) - chúc phúc may mắn, bên dưới có ghi tên của cô dâu chú rể.
Trong trường hợp tổ chức lễ cưới nhận tiền đổi tiền mừng, quà đáp lễ sẽ được gửi lại tại bàn lễ tân. Vì số tiền hội tụ là như nhau, nên chỉ có một loại quà giống nhau.
Biết những điều trên, VJConnects hy vọng các bạn sẽ hiểu thêm quy trình trao quà trong đám cưới ở Nhật Bản, có tự tin đối phó khi được mời tham dự lễ cưới bạn bè, đồng nghiệp đi đâu đây, để dễ dàng hoà nhập vào cuộc sống ở Nhật Bản.
Leave a comment