TÌM HIỂU VỀ OTIT?
TÌM HIỂU VỀ OTIT?
Đa số nhiều người Việt vẫn nghĩ rằng Chính phủ Nhật chỉ bảo vệ quyền lợi người Nhật. Và cũng rất nhiều người Việt truyền bá tư tưởng rằng Người lao động VN không thể kiện tụng gì đối với công ty Nhật. Nhưng theo như kinh nghiệm của Admin thì các bạn cứ kêu cứu đến một trong các tổ chức sau khi bị chèn ép hoặc bị bạo hành công việc (kể cả quấy rối tình dục):
- OTIT (Chỉ dành cho Thực tập sinh kỹ năng).
- Cục quản lý lao động địa phương (DCOM sẽ cung cấp thông tin chi tiết sau).
- Cảnh sát (110), khi bị đánh đập.
Ở một đất nước thượng tôn pháp luật như Nhật thì việc bảo vệ quyền con người và quyền lợi người lao động luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu có đủ chứng cứ thì chắc chắn quyền lợi của các bạn sẽ được bảo vệ. Đừng nghe lời ru ngủ của những người không đáng tin cậy. Quyền lợi của mình, thì chỉ có mình mới đòi lại được. Nếu các bạn cứ im lặng sẽ góp phần tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng.
Ngoài ra, việc liên lạc đến các cơ quan trên, không làm mất gì của mình, ngoại trừ thời gian. Nên đừng ngại liên lạc với họ.
Sau đây là thông tin của OTIT:
Trước đây gọi là JITCO .Đây chỉ là tổ chức công ích không thuộc chính phủ,không có quyền hạn pháp lý để chế tài xử phạt các công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận khi họ sai phạm hợp đồng lao động với thực tập sinh. Chính vì thế, tổ chức OTIT được thành lập và thay thế cho JITCO từ ngày 1/11/2017.
Mục đích của tổ chức OTIT là hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi, phát triển nguồn nhân lực theo diện thực tập sinh.
OTIT (Organization for Technical Intern Training) là tổ chức chuyên hỗ trợ công việc, đời sống, bảo vệ sự công bằng và an toàn cho TTS. Chính phủ Nhật Bản chính thức thành lập OTIT vào ngày 25/01/2017. Từ đó đến nay, OTIT luôn là đường dây liên lạc quan trọng của mà mọi TTS tại Nhật cần lưu lại để liên lạc khi:
- TTS có thắc mắc về quyền lợi lao động (như tiền lương, tiền làm thêm giờ, bảo hiểm…)
- Khi TTS cảm thấy đang bị bóc lột, bạo hành, làm việc quá sức.
- Khi TTS thấy công ty/nghiệp đoàn có vi phạm, như nội dung công việc khác với đồng ý ban đầu, cưỡng chế trong sinh hoạt hàng ngày, thu giữ giấy tờ một cách vô lý, đuổi về nước không theo pháp luật….
- Khi công ty/nghiệp đoàn của TTS từ chối hoặc không hợp tác trong các công tác về quyền lợi của TTS như: trả lương, bảo hiểm, hỗ trợ an toàn lao động…
- Nếu công ty/đơn vị của TTS tình hình kinh doanh xấu, không thể tiếp tục chương trình thực tập mà không giúp đỡ TTS tìm kiếm nơi thực tập mới.
- Và các vấn đề khác về công việc, cuộc sống mà TTS có thắc mắc, cần hỗ trợ.
OTIT có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá các nghiệp đoàn/công ty của Nhật để đưa ra quyết định cấp phép, cũng như hạn chế/hủy bỏ giấy phép tiếp nhận TTS của các cơ quan này. OTIT cũng được ủy quyền để thương thảo với bộ Lao Động – Thương binh và Xã Hội Việt Nam để rút giấy phép của các công ty XKLĐ vi phạm. Vì vậy, OTIT chính là một trong những cơ quan/tổ chức đáng tin cậy nhất của người lao động Việt Nam tại Nhật.
Cách liên lạc tới OTIT:
Đường dây tư vấn tiếng Việt: 0120 – 250 – 168
Giờ làm việc: Thứ 2, 4, 6 từ 11:00 – 19:00. Thứ 7 từ 9:00 – 17:00
Nguồn: Dcom
Leave a comment