内定 LÀ GÌ?
内定 LÀ GÌ?
- 内定là gì?
Ở Nhật, khi bạn đi xin việc và được công ty nhận vào làm, họ sẽ gửi bạn một giấy tờ gọi là 内定通知書. Cái này là thông báo việc bạn đã được nhận vào làm ở công ty mà bạn ứng tuyển.
Tuỳ vào từng công ty mà nội dung của cái 内定 này cụ thể đến đâu. Có công ty chỉ ghi việc họ sẽ nhận bạn, có công ty ghi chi tiết cả các điều kiện làm việc như : tiền lương, vị trí bạn đảm nhận, ngày sẽ bắt đầu làm.
Thông thường, đi kèm với thông báo này sẽ là 1 giấy khác gọi là 内定承諾書, tức là giấy họ gửi và yêu cầu bạn kí xác nhận vào sau khi đã suy nghĩ kĩ và quyết định sẽ nhận offer của họ.
内定 được gửi ngay khi công ty quyết định tuyển bạn, nhưng có thể gần 1 năm sau bạn mới chính thức đi làm.
- 内定式 là gì?
Ở Nhật, vào ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 10, các công ty sẽ tổ chức một buổi lễ để chào mừng các thành viên mới được nhận. Gọi là内定式 nói nôm na là một bữa tập hợp những người đã đỗ phỏng vấn và chuẩn bị vào làm việc cho công ty.
- Từ chối, hủy内定 được không?
Naitei chính là 1 dạng hợp đồng cam kết sẽ tuyển dụng giữa công ty và người lao động. Và nó có giá trị pháp lý từ khi người lao động ký giấy xác nhận 内定承諾書(ないていしょうだくしょ)và gửi lại cho công ty.
Do đó, trường hợp công ty hủy bỏ naitei mà không có lý do hợp lý, tức là đơn phương hủy hợp đồng thì công ty có trách nhiệm phải đền bù hợp đồng cho các bạn.
Ngược lại, trong trường hợp bạn nhận được naitei nhưng lại từ chối thì có phải đền bù không? Câu trả lời là Không. Tương tự như khi bạn ký kết hợp đồng lao động với công ty. Luật lao động quy định, khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do hợp lý thì phải có trách nhiệm đền bù. Còn người lao động có quyền xin nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng) miễn là báo trước cho công ty 1 thời gian (theo quy định) thì sẽ không phát sinh bất cứ trách nhiệm đền bù gì cả.
Tóm lại, nếu sau khi đã ký vào giấy đồng ý nhận Naitei 内定 và nộp lại cho phía công ty, nhưng bạn lại tìm được công việc tốt hơn, hoặc muốn học lên tiếp nên không muốn làm việc ở chỗ công ty đó nữa và bạn từ chối…thì bạn chắc chắn sẽ không gặp bất cứ rắc rối nào về mặt pháp lý như phải đền bù, bị phạt tiền gì cả.
Leave a comment