KHÁC NHAU GIỮA THUẾ THỊ DÂN VÀ THUẾ THU NHẬP
KHÁC NHAU GIỮA THUẾ THỊ DÂN VÀ THUẾ THU NHẬP
Một số bạn thường nhầm lẫn giữa thuế thị dân và thuế thu nhập, 2 loại thuế này khá giống nhau về cách thức đóng, tuy nhiên 2 loại thuế này lại thật sự khác nhau:
THUẾ THU NHẬP (所得税) là trường hợp chính quyền dùng thuế để điều tiết thu nhập vì mục đích công bằng. Người có thu nhập cao hơn phải chịu gánh nặng thuế lớn hơn người có thu nhập thấp.
Đối với người nước ngoài nói chung và Thực Tập Sinh Việt Nam nói riêng khi sống và làm việc tại Nhật cũng phải chịu những nghĩa vụ bắt buộc như một công dân Nhật như là đóng các khoản thuế thu nhập, thuế cư trú, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khoẻ.v.v.. mà hầu như các bạn chẳng hiểu các thứ thuế này là gì.
Trong phiếu lương mỗi tháng của các bạn được nhận đều có ghi rõ những khoản tiền mà các bạn bị trừ như là thuế thu nhập, thuế cư trú, bảo hiểm hưu trí...
Năm đầu tiên các bạn đến Nhật các bạn sẽ không bị trừ thuế cư trú nhưng từ năm thứ 2 trở đi tất cả mọi người đều sẽ bị trừ thuế cư trú nếu số tiền thu nhập của năm thứ 1 nằm trong khoảng bắt buộc phải đóng thuế. Số tiền bị trừ nhiều hay ít tùy theo thu nhập năm thứ 1 của các bạn.
Ví dụ:
Thu nhập năm thứ 1 khoảng 2,500,000 yên
THUẾ THU NHẬP NĂM THỨ 1 đã bị công ty trừ trong tiền lương khoảng 43,500 yên / năm
THUẾ CƯ TRÚ NĂM THỨ 2 phát sinh do ảnh hưởng thu nhập năm thứ 1 khoảng 92,800 yên / năm
Tính tiền thuế thôi thì 1 năm các bạn sẽ phải đóng cho nhà nước khoảng 136,300yên.
THUẾ THỊ DÂN (住民税) còn được gọi là thuế cư trú.
Mục đích của thu thuế thị dân là để đảm bảo kinh phí phục vụ cho địa phương như.
- Giáo dục.
- Phúc lợi xã hội.
- Xử lý rác thải.
- Phòng chống thiên tai.
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
KHÁC NHAU về cách thức nộp thuế:
Thuế thu nhập: tính dựa vào tổng thu nhập hàng năm của người lao động.
Thuế thị dân: tính dựa trên tổng thu nhập trong năm trước đó của người lao động.
Vì vậy, các bạn mới sang Nhật không phải đóng thuế thị dân năm đầu. Nếu thu nhập vượt mức quy định ở năm thứ 2 thì sẽ phải đóng thuế.
Nguồn: Tổng hợp
Leave a comment