MỘT SỐ HÌNH THỨC CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI CỦA NHẬT BẢN
MỘT SỐ HÌNH THỨC CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI CỦA NHẬT BẢN
Có 5 hình thức cơ sở chăm sóc chủ yếu mà người lao động Nước ngoài đang làm việc đó là :
- 特別養護老人ホーム、
- 介護老人保健施設、
- グループホーム、
- 有料老人ホーム、
- デイサービス.
Vậy từng loại hình thức có gì khác nhau. Hãy cùng VJConnects tìm hiểu nhé:
- Loại hình số 1: 特別養護老人ホーム
Đây là cơ sở hỗ trợ chăm sóc dạng đặc biệt . Đối tượng là những người cao tuổi trên 65 tuổi. Theo nguyên tắc thì mức độ cần chăm sóc độ 3 mới được vào (tham khảo các cấp độ cần chăm sóc ở cuối bài viết). Vì là độ 3 trở lên nên tình trạng các cụ cũng nặng hơn so với các co sở khác.về nguyên tắc là độ 3 mới vào được nhưng hiện tại thì vẫn có các cụ nhẹ( tức là tự đi, tự đứng , tự ăn, tự đi về sinh được ). Và đặc điểm của cơ sở này là sống lâu dài. Sống ở đây đến tận cuối đời.
- Loại Hình số 2: 介護老人保健施設
Cách đọc là かいごろうじんほけんしせつ: Đây là hình thức viện kiểu trung gian giữa bệnh viện và cơ sở chăm sóc dạng đặc biệt .
Ví dụ: 1 cụ bị gãy chân được đưa đến bệnh viện . Sau khi điều trị đỡ hơn nhưng vẫn chưa đi lại được thì được chuyển đến cơ sở chăm sóc này để thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng . Và khi vào dạng cơ sở này thì người ta không xét theo độ chăm sóc nữa. Đặc trưng của kiểu viện này là Thời gian ở chỉ được 3 đến 6 tháng . 3 tháng thì sẽ xem xét và sửa kế hoạch chăm sóc 1 lần . Mục đích của viện nhập vào viện này là điều trị tập luyện làm sao để có thể quay về tự mình sinh hoạt tại nhà .
- Loại hình số 3: グループホーム:
Là dạng chăm sóc cho người bị suy giảm trí nhớ từ mức độ nhẹ đến mức độ trung bình . Những người có mức độ cần hỗ trợ 2(tham khảo các cấp độ cần chăm sóc ở cuối bài viết), có giấy chẩn đoán của bác sỹ là bị suy giảm trí nhớ, và có giấy cư trú tại nơi viện được xây dựng có thể vào .
Số lượng NSD trên 1 unit là: 5-9 người
1 viện dưỡng lão sẽ được xây dựng tối đa là 3 unit (Tối đa là 27 người)
Tại đây người sử dụng được cung cấp các dịch vụ hỗ về sinh hoạt hàng ngày,chăm sóc về ăn uống, tắm giặt, bài tiết....Hầu hết người sử dụng tại đây có thể tự lập(tự làm được nhiều việc trong sinh hoạt hàng ngày)
Hình thức: unit,bầu không khí như 1 gia đình để người suy giảm trí nhớ sẽ luôn thấy thân thuộc.
4. Loại hình số 4: 有料老人ホーム(ゆうりょうろうじんホーム):(Viện dưỡng lão có phí)
Những người trên 60 tuổi,những người co thể tự lập đến những người có mức độ cần chăm sóc độ 5(tham khảo các cấp độ cần chăm sóc ở cuối bài viết) đều có thể vào ở (điều này hơi khác so với các viện dưỡng lão khác) .Tại đây người sử dụng được cung cấp các dịch vụ hỗ về sinh hoạt hàng ngày,chăm sóc về ăn uống, tắm giặt, bài tiết,sức khoẻ....Vì là viện có phí nên khi vào ở người sử dụng sẽ phải trả phí.
Hình thức viện cũng hơi khác so với viện dưỡng lão bình thường,có nơi viện giống như khách sạn vậy!
5. Loại hình số 5: デイサービス: Dịch vụ ngoại trú (通所介護- Đi về trong ngày)
Là dịch vụ NSD vẫn sống tại nhà của mình,nhưng ban ngày thì đến viện dưỡng lão để được cung cấp các dịch vụ như : Ăn uống, tắm giặt, tập thể dục, vui chơi....Thông thường sáng viện sẽ đưa ô tô đến nhà đón NSD đến viện và chiều tối sẽ đưa NSD về nhà của họ.
Về số lượng ngày đến viện thì NSD có thể tự quyết định và cũng có thể sử dụng 2.3 nơi khác nhau tuỳ ý.
Nguồn:HGT JAPAN
Ở Nhật Bản, tình trạng cần chăm sóc tromg sinh hoạt hàng ngày do bị tổn thương về thể xác và tinh thần được gọi là “tình trạng cần chăm sóc” .Cần chăm sóc được chia thành 5 cấp độ:
- Cần chăm sóc 1: Tự ăn uống và vệ sinh cá nhân được, nhưng có những lúc ví dụ như khi đi tắm cần người giúp.Có chiều hướng bị bệnh tâm thần, bệnh về hành vi và suy giảm khả năng nhận thức.
- Cần chăm sóc 2: Tình trạng cần chăm sóc 1,cộng thêm cần giúp đỡ khi đứng dậy và đi bộ.
- Cần chăm sóc 3: Không tự làm được những việc đơn giản quanh mình như thay quần áo và lau dọn nhà cửa, đi vệ sinh, đứng lên.Có vài biểu hiện về bệnh tâm thần, bệnh về hành vi và chiều hướng suy giảm khả năng nhận thức rõ rệt.
- Cần chăm sóc 4: Tình trạng cần chăm sóc 3, cộng thêm không đứng dậy được, và hay có vấn đề hành vi.
- Cần chăm sóc 5: Cần giúp đỡ mọi mặt tromg sinh hoạt như các sinh hoạt cá nhân, đi vệ sinh, ăn uống. Bao gồm cả nằm liệt . Tromg tình trạng rất khó trong giao tiếp cho có chiều hướng suy giảm khả năng nhận thức nặng.
Leave a comment