Những điều cần biết về tiêm chủng vaccine corona ở Nhật phần 2 : Hiệu quả và tác dụng phụ
Những điều cần biết về tiêm chủng vaccine corona ở Nhật phần 2
Hiệu quả và tác dụng phụ
- Tác dụng đối với virus corona.
Cả Nhật Bản và các nước khác đang nghiên cứu và sản xuất vaccine corona, tính hiệu quả và an toàn của vaccine cũng đang được xác nhận. Đối với các dòng vaccine Pfizer, Moderna và AstraZeneca, những người đã được tiêm chủng có tỉ lệ mắc covid thấp hơn những người không tiêm chủng. Tuy nhiên thời gian duy trì tác dụng chưa được làm rõ, cần phải tiếp tục theo dõi.
- Vaccine có hiệu quả đối với virus corona biến chủng không?
Thông thường virus sẽ liên tục đột biến, nhưng những đột biến nhỏ không làm mất đi tác dụng của vaccine. Kết quả thí nghiệm trên dòng Pfizer cho thấy vaccine này chứa kháng thể cũng tác dụng trên virus corona đột biến.
- Một số tác dụng phụ đã từng xuất hiện.
Vaccine Pfizer có thể gây đau, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và khớp, gai lạnh, tiêu chảy, sốt,… Hầu hết các triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong vài ngày sau khi tiêm chủng.
Ngay cả những loại vắc xin sản xuất ở nước ngoài được lên kế hoạch cung cấp cho Nhật Bản (AstraZeneca, Moderna, Novabacs), cũng có báo cáo cho rằng gây nhức đầu, mệt mỏi, đau tại vùng tiêm.
Sốc phản vệ ( phản ứng dị ứng cấp tính) xảy ra với tần suất hiếm ở nước ngoài. Trong trường hợp xảy ra sốc phản vệ, sẽ được điều trị ngay tại cơ sở y tế hoặc điểm tiêm chủng.
Sốc phản vệ có nhiều triệu chứng khác nhau ( nổi mày đay, phù, đau bụng, nôn mửa, khó thở, tụt huyết áp, giảm ý thức,…). Mức độ sốc nặng hay nhẹ tùy thuộc vào triệu chứng xuất hiện.
Nếu gặp các triệu chứng về hô hấp sau khi tiêm chủng ( ví dụ như khó thở… ), bạn sẽ được cấp cứu ngay tại địa điểm tiêm chủng bằng adrenaline (epinephrine), thuốc giãn phế quản, kháng histamin, steroid…
- Đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ.
Những người có tiền sử dị ứng thức ăn, hen phế quản, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, mề đay hoặc dị ứng với chất gì đó không liên quan đến thành phần của vaccine cũng có thể được tiêm. Tuy nhiên, nếu có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ, do một số chất như thuốc hoặc thực phẩm, nên ở lại địa điểm tiêm chủng lâu hơn bình thường ( khoảng 30 phút) để theo dõi và xử trí kịp thời.
Nếu đã từng bị phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ trước đây, cần điền vào phiếu khám trước và thông báo với bác sĩ càng chi tiết càng tốt về nguyên nhân dị ứng và các triệu chứng đã gặp phải. Nếu bạn bị dị ứng liên quan đến cơ sở y tế, vui lòng tham khảo trước về khả năng tiêm chủng.
- Nên làm gì nếu bị sốt sau khi tiêm vaccine.
Sốt do vaccine thường xảy ra 1-2 ngày sau tiêm, nếu cần có thể uống thuốc hạ sốt và theo dõi.
Để phân biệt sốt do vaccine và sốt do virus corona, cần theo dõi các triệu chứng ho, đau họng, mất vị giác, khó thở… ( sốt do vaccine thường không có các triệu chứng này). Nếu sốt kéo dài hơn 2 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, hay đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.
- Có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn để hạ sốt sau khi tiêm chủng không?
Đối với trường hợp sốt và đau sau khi tiêm chủng, có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ :
Đang dùng thuốc khác, đang điều trị bệnh
Triệu chứng nghiêm trọng như đau dữ dội, sốt cao kéo dài
Triệu chứng không điển hình sau khi tiêm chủng
- Có được chọn loại vaccine để tiêm không?
Sẽ tiêm loại vaccine được cung cấp vào thời điểm tiêm chủng. Nếu có nhiều loại vaccine thì mũi thứ 2 phải cùng loại với mũi thứ nhất.
- Có cần đeo khẩu trang sau khi tiêm chủng không?
Tiếp tục đeo khẩu trang sau khi tiêm chủng. Ngoài ra, rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn tay bằng cồn.
Nguồn: Tổng hợp
Leave a comment